Khẩu vị của 3 miền Bắc Trung Nam và thách thức của các nhà sản xuất tương ớt

18/09/2024 - 03:58
0

Chắc hẳn bạn đã nghe về tương ớt Bắc mang vị chua cay đặc trưng hay tương ớt miền Nam với khẩu vị ngọt đậm đà, vậy tại sao lại có sự khác nhau giữa hai loại phong cách chính của tương ớt, và việc quan tâm đến khẩu vị của các vùng có thực sự quan trọng.

Câu trả lời là có và nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà sản xuất tương ớt, đặt ra thách thức về sự hiểu biết và cải tiến sản phẩm để phù hợp với đối tượng người tiêu dùng.

Đối với khẩu vị người miền Bắc, tương ớt sẽ cần mang khuynh hướng mặn mà và chua cay đặc trưng, một bát phở nóng nghi ngút khói trong tiết trời se lạnh đã là hình ảnh truyền thống của người dân Thủ Đô nói riêng và người miền Bắc nói chung, trên bàn ăn của các quán phở sẽ luôn có một dạng tương ớt sệt, chua cay đặc trưng của ớt và giấm, tạo nên phong cách thưởng thức riêng biệt.

tuong bach

Còn đối với khu vực miền Nam, do khẩu vị ưa ngọt dẫn dắt hành vi tiêu dùng nên các dòng tương mang vị ngọt, mặn đậm đà sẽ chiếm ưu thế. Nếu dùng tương ớt quá cay nóng ở một thành phố như Hồ Chí Minh thì sẽ tạo sự không thoải mái trong lúc thưởng thức một bát phở, thay vào đó cần sự ngọt ngào và tinh tế hơn trong hương vị để hài hòa với từng vùng miền khác nhau.

Chi tiết hơn về khẩu vị vùng miền, nhà sản xuất còn phải quan tâm khẩu vị mặn đặc trưng của người miền Trung như các vùng Bình Định, Phú Yên hay xu hướng ưa ngọt của các vùng miền Tây như Mỹ Tho, An Giang… Từ đó đưa ra công thức tương phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng xét về khẩu vị vùng miền.

Hoa Nguyên Foods xuất thân từ vùng núi Tây Nguyên, khí hậu lạnh và thói quen sử dụng đồ nóng như phở sẽ ảnh hưởng đến định hình sản phẩm phù hợp. Trên con đường phát triển và hoàn thiện, Hoa Nguyên luôn tìm tòi và phát triển các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, thực hiện mạnh mẽ sứ mệnh “Nâng tầm hương vị Việt”.

Các bài viết khác
Thông tin ứng tuyển
x

    Các định dạng được chấp nhận: doc|docx|xls|xlsx|pdf